{SLIDE}

Loãng xương

Thứ năm, 24/01/2019 - 08:46 AM
Loãng xương

1Loãng xương là gì?

Loãng xương hay còn gọi là thưa xương, xốp xương hay giòn xương. Trong tiếng Anh, gọi là osteoporosis.

Đây là một rối loạn chuyển hóa của xương làm cho xương dễ gãy, ngay cả với những cử động đơn giản như ngồi xuống đột ngột, ho, hoặc cúi xuống. Các vị trí dễ gãy xương nhất là lưng (cột sống), cổ tay và khớp háng. Loãng xương là do mất cân bằng giữa 2 quá trình tạo xương và hủy xương. Dinh dưỡng kém, hút thuốc lá, hóa trị, xạ trị, các thuốc steroid, lười vận động, uống rượu có khả năng sẽ làm nặng thêm bệnh loãng xương.

Loãng xương bao gồm loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Nguyên phát chủ yếu là do lão hóa tạo cốt bào làm giảm quá trình tạo xương gây mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương. Thứ phát là do một số bệnh hay thuốc gây ra. Các bệnh suy sinh dục, cường vỏ thượng thận, dùng nội tiết tố vỏ thượng thận kéo dài, cường cận giáp, cường giáp, rối loạn hấp thu, thiếu canxi, bất động kéo dài, điều trị bằng heparin kéo dài là nguyên nhân gây loãng xương.

Đo mật độ xương là tiêu chuẩn vàng để xác định loãng xương.

2Triệu chứng của loãng xương

Loãng xương là một bệnh có tính chất gia đình. Phụ nữ lớn tuổi dễ loãng xương hơn, mặc dù, bất kỳ ai cũng có thể bị loãng xương.

Thường xuyên cảm thấy đau ở lưng, hông, tay và cổ tay.

Cong vẹo cột sống, giảm chiều cao so với trước đây.

3Nguyên nhân gây loãng xương

Các nhà khoa học cho rằng những trẻ nhẹ cân lúc mới sinh hoặc bị suy dinh dưỡng thấp còi do chế độ ăn hay lối sống khi trưởng thành sẽ dễ mắc loãng xương. Những người ăn kiêng không khoa học cũng dễ mắc căn bệnh này.

Bệnh loãng xương có tính chất gia đình, nếu cha mẹ đã mắc loãng xương dưới 50 tuổi thì nguy cơ ở con cái là rất cao. Do đó, những người có người thân trong gia đình mắc loãng xương sớm thì nên kiểm tra và theo dõi mật độ xương càng sớm càng tốt để khắc phục kịp thời.

Hàm lượng estrogen máu liên quan đến tổng hợp xương. Khi mãn kinh, hàm lượng estrogen giảm nhanh nhất. Vì vậy, từ tuổi mãn kinh trở đi phụ nữ rất dễ bị loãng xương. Nên tăng cường bổ sung canxi và vi chất khác ngay từ tuổi 35 để ngừa loãng xương.

Tỷ trọng và khối lượng xương thấp ngay từ khi còn trẻ thì khi về già, đặc biệt là sau tuổi mãn kinh đối với nữ giới thì tình trạng loãng xương sẽ nặng thêm.

Corticosteroid (ví dụ: cortisone, prednisone…) chuyên trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp nặng, dùng dài ngày sẽ dễ loãng xương, do đó nên đề nghị bác sĩ kê toa liều thấp nhất có thể.

4Điều trị loãng xương

Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử và khám lâm sàng.

Cần thực hiện các xét nghiệm: chụp DEXA, xét nghiệm máu (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm nồng độ TSH - hormon kích thích tuyến giáp, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm.

Điều trị loãng xương bao gồm cả các chi phí y tế để điều trị các biến chứng gãy xương do loãng xương.

Nằm viện điều trị gãy xương: kết hợp xương, thay chỏm xương đùi, nẹp vít cột sống…

Điều trị các biến chứng do nằm lâu ở người lớn tuổi bị gãy xương như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét tư thế…

Sử dụng thuốc điều trị loãng xương suốt quãng đời còn lại sau khi đã xác định mắc loãng xương.

Các thuốc được sử dụng trong điều trị loãng xương:

Nhóm thuốc chống hủy xương làm giảm hoạt tính của tế bào hủy xương, giảm chu chuyển xương.

Nhóm hormon và các thuốc giống hormon ức chế các tế bào hủy xương hoạt động.

Nhóm hormon sinh dục nữ (như oestrogen) được sử dụng với mục đích phòng ngừa và điều trị loãng xương ở nữ giới từ sau tuổi mãn kinh:

- Oestrogen.

- Kết hợp oertrogen và progesterone.

- Thuốc giống hormone.

- Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể oestrogen.

Đối với nam giới sau tắt dục có thể phòng và trị loãng xương bằng nhóm hormon sinh dục nam (androgen): testosterone.

Sử dụng nhóm biphosphonate (ví dụ: Pyrophosphate, Clodronate, Tiludronate, Pamidronate, Etidronate, Alendronate, Risedronate…) ở người loãng xương nhằm làm tăng khối lượng và độ cứng của xương. Phòng loãng xương ở những đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ sau mãn kinh, bệnh nhân phải sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid kéo dài…

Calcitonin được sử dụng để chống hủy xương, giảm đau do hủy xương và giảm chu chuyển xương. Đây là một chuỗi các acid amin có nguồn gốc từ cá hồi. Calcitonin gắn lên hủy cốt bào làm giảm số lượng và hoạt động của hủy cốt bào.

Để có thể tăng tạo xương, có thể sử dụng các thuốc sau:

rPTH (hormon tuyến cận giáp) 2 mcg tiêm dưới da/ngày. Đây là thuốc duy nhất được công nhận là tăng tạo xương thực sự (11/2002).

Vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn.

Calcium có thể dùng để bổ sung khi chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ hoặc do kém hấp thu.

Để tăng hoạt tính tế bào tạo xương, tăng chuyển hóa đạm có thể dùng thuốc tăng đồng hóa như durabolin, deca-durabolin.

Phối hợp thuốc trong điều trị loãng xương:

Kết hợp thuốc chống hủy xương và thuốc tăng tạo xương:

Bisphosphonate + canxi và vitamin D.

Calcitonin + canxi và vitamin D.

Hormone thay thế + canxi và vitamin D.

Có thể kèm liệu pháp hormon thay thế nếu có chỉ định.

Nên nhớ việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

5Phòng ngừa bệnh Loãng xương

Bệnh loãng xương cần phải điều trị lâu dài. Chi phí cho các thuốc điều trị loãng xương khá đắt vì vậy phòng ngừa loãng xương sẽ có lợi hơn đối với sức khỏe và kinh tế.

Đối với một người trưởng thành khỏe mạnh thường đạt khối lượng xương cao nhất vào khoảng 20 - 30 tuổi và nếu tăng được 10% khối lượng xương trong giai đoạn này sẽ giúp giảm được 50% nguy cơ bị loãng xương dẫn tới biến chứng gãy xương trong suốt đời.

Để trẻ có một bộ xương chắc khỏe nên bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng đủ đạm và khoáng chất cho người mẹ khi mang thai và khi cho con bú.

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn canxi dồi dào và dễ hấp thu nhất và nên có mặt trong bữa ăn hàng ngày của tất cả mọi người.

Nên cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao vừa sức sẽ hỗ trợ trẻ tăng trưởng và phát triển xương, cải thiện chiều cao khi trưởng thành.

Uống nhiều rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá, ăn kiêng quá mức, ít vận động đều là những thói quen ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa canxi.

Sử dụng dài ngày các thuốc chứa corticosteroid, thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturate…), thuốc điều trị đái tháo đường,… sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa của vitamin D và canxi, do đó, cần bổ sung ngay vitamin D và canxi. Nếu sử dụng dạng thuốc nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Từ tuổi mãn kinh trở đi, cần tăng cường bổ sung canxi và vitamin D. Tập luyện thể dục, tham gia hoạt động ngoài trời, tăng cường giao tiếp xã hội cũng rất có ích. Liệu pháp hormon thay thế cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh loãng xương tiến triển một cách âm thầm, không dễ nhận ra cho tới khi bị biến chứng gãy xương.

Xương dễ gãy, ngay cả với những cử động đơn giản như ngồi xuống đột ngột, ho, hoặc cúi xuống.

Thường xuyên cảm thấy đau ở lưng, hông, tay và cổ tay. Cong vẹo cột sống, giảm chiều cao so với trước đây.

Sử dụng thuốc điều trị loãng xương suốt quãng đời còn lại. Nên nhớ việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chi phí cho các thuốc điều trị loãng xương khá đắt vì vậy phòng ngừa loãng xương sẽ có lợi hơn đối với sức khỏe và kinh tế.

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Cơ, Xương khớp liên quan

© Bản quyền thuộc về Nhà Thuốc Hà Nội
Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0909 54 6070

Back to top