{SLIDE}

Hasan-C 1000 Tuýp 10 viên - Hỗ trợ suy nhược cơ thể

Số lượt mua:
0
Mã sản phẩm:
16222
Thương hiệu:
Hasan Dermapharm
  • Điều trị hỗ trợ trong những trường hợp cơ thể suy nhược.
Giá bán lẻ:
13,000 đ

Tìm đối tác kinh doanh

Giao hàng toàn quốc: Viettel Post, VNPost, GHN, GHTK

Giao hàng nhanh tại Tp HCM

Đổi trả miễn phí trong vòng 7 ngày

 HCM: 0937581984

Bạn chưa có tài khoản?
Yêu cầu shop gọi lại
Thông số sản phẩm
Quy cách đóng gói 10 viên
Thương hiệu Hasan Dermapharm
Xuất xứ Việt Nam

Thành phần

  • Dược chất: Acid ascorbic (Vitamin C) 1000mg.
  • Tá dược: Acid citric khan, natri hydrocarbonat khan, natri carbonat khan, saccharose, povidon K30, aspartam, bột hương cam, màu vàng sunset, PEG 6000.

Công dụng (Chỉ định)

  • Điều trị hỗ trợ trong những trường hợp cơ thể suy nhược.

Liều dùng

Liều lượng

  • Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: 1 viên/ngày.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào nhu cầu sinh lý (như hoạt động thể chất quá sức), thường giới hạn trong 1 tháng. Không nên dùng quá 1 viên/ngày.

  • Bệnh nhân suy thận: Nên dùng chế phẩm khác có hàm lượng vitamin C thấp hơn.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi: Không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ em dưới 15 tuổi. Trẻ em nên dùng chế phẩm khác có hàm lượng vitamin C thấp hơn.

Cách dùng

  • Hòa tan viên thuốc vào khoảng 200ml. Uống ngay sau khi viên nén sủi bọt hoàn toàn. Sau khi uống xong nếu thấy trong ly còn cắn, nên cho thêm nước vào và uống tiếp.

Quá liều

Triệu chứng

  • Những triệu chứng quá liều acid ascorbic bao gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày, tiêu chảy.

Cách xử trí

  • Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn acid ascorbic.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Quá mẫn với acid ascorbic hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán).

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Tăng oxalat niệu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, đỏ bừng, nhức đầu, mất ngủ, buồn ngủ đã xảy ra. Uống liều 1 g/ngày hoặc cao hơn có thể xảy ra tiêu chảy. Phản ứng quá mẫn trên da và hô hấp đã được báo cáo trong một sổ trường hợp.

Những tác dụng không mong muốn được phân nhóm theo tần suất: rất thường gặp (ADR ≥ 1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100), hiếm gặp (1/10000 ≤ ADR < 1/1000), rất hiếm gặp (ADR < 1/10000) và không rõ tần suất (tần suất không ước tính được từ dữ liệu sẵn có).

Thường gặp

  • Thận: Tăng oxalat niệu.

Ít gặp

  • Máu: Thiếu máu tan huyết.
  • Tim mạch: Bừng đỏ, suy tim.
  • Thần kinh trung ương: Xỉu, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau bụng, co thắt cơ bụng, đầy bụng, tiêu chảy.
  • Thần kinh -cơ và xương: Đau cạnh sườn.

Tương tác với các thuốc khác

  • Sắt: Dùng đồng thời theo tỷ lệ trên 200mg acid ascorbic với 30mg sắt nguyên tố làm tăng hấp thu sắt qua đường dạ dày - ruột; tuy vậy, đa số bệnh nhân đều có khả năng hấp thu sắt uống vào một cách đầy đủ mà không phải dùng đồng thời acid ascorbic.
  • Aspirin: Dùng đồng thời acid ascorbic với aspirin làm tăng bài tiết acid ascorbic và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu.
  • Phenothiazin: Acid ascorbic có thể làm giảm hiệu quả điều trị của phenothiazin.
  • Fluphenazin: Dùng đồng thời với acid ascorbic dẫn đến giảm nồng độ fluphenazin huyết tương.
  • Vitamin B12: Acid ascorbic liều cao có thể phá hủy vitamin B12, cần khuyên bệnh nhân nên tránh uống vitamin C liều cao trong vòng một giờ trước hoặc sau khi uống vitamin B12.
  • Selen: Acid ascorbic có thể làm giảm hấp thu selen (uống cách nhau ít nhất 4 giờ).
  • Nhôm hydroxyd: Acid ascorbic có thể làm tăng tác dụng của nhôm hydroxyd.
  • Amphetamỉn: Acid ascorbic có thể làm giảm tác dụng của amphetamin.
  • Xét nghiệm: Acid ascorbic là chất khử mạnh nên ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản ứng oxy hóa - khử. Sự có mặt acid ascorbic trong nước tiểu làm tăng giả tạo lượng đường glucose nêu định lượng bằng thuốc thử đồng (II) sulfat và giảm giả tạo lượng glucose nếu định lượng bằng phương pháp glucose oxidase. Với các xét nghiệm khác, cần tham khảo tài liệu chuyên biệt về ảnh hưởng của acid ascorbic.
  • Warfarin: Vài báo cáo cho thấy acid ascorbic làm giảm tác dụng chống đông máu của warfarin, nhưng không chắc chắn.
  • Thuốc tránh thai (oestrogen): Vitamin Cvới liều 1 g/ngày làm tăng sinh khả dụng của thuốc tránh thai.
  • Corticosteroid: Tăng sự oxy hóa acid ascorbic.
  • Calcitonin: Tăng hấp thu vitamin C.
  • Salicylat: Ức chế vận chuyển tích cực qua ruột.
  • Tetracyclin: Ức chế quá trình chuyển hóa trong tế bào và tái hấp thu từ các ống thận.
  • Acid acetylsalicylic, barbiturat và tetracyclin: Tăng bài tiết vitamin C trong nước tiểu.
  • Cyclosporin A: Sinh khả dụng của cyclosporin A có thể bị giảm bởi vitamin C.
  • Amvgdalin: Một trường hợp đã được báo cáo, tăng nguy cơ ngộ độc cyanid khi uống liều cao vitamin C với amygdalin.
  • Rượu: Làm giảm nồng độ acid ascorbic. Dùng liều cao acid ascorbic kéo dài có thể ảnh hưởng đến tương tác disulfiram - rượu khi sử dụng đồng thời.
  • Sự acid hóa nước tiểu sau khi dùng acid ascorbic có thể làm thay đổi sự bài tiết của các thuốc khác.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Dùng acid ascorbic liều cao, kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt acid ascorbic, uống liều lớn acid ascorbic trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.

Tăng oxalat niệu và sự hình thành sỏi calci oxalat trong thận có thể xảy ra sau khi dùng liều cao acid ascorbic, nên tránh dùng acid ascorbic liều cao cho bệnh nhân bị sỏi calci oxalat ở thận, nêu cần thiết phải dùng nên theo dõi chặt chẽ oxalat niệu. Đối với bệnh nhân suy thận nặng và suy thận giai đoạn cuối (bệnh nhân đang thẩm phân máu), lượng vitamin C sử dụng hàng ngày lần lượt không quá 50 mg/ngày và 100 mg/ngày để tránh nguy cơ bệnh tăng oxalat huyết và sỏi oxalat trong thận.

Không nên điều trị với vitamin C liều cao ở bệnh nhân bị suy thận hoặc oxalat niệu, bệnh nhân nên được theo dõi trong quá trình điều trị. Triệu chứng gây độc cho thận có thể xảy ra ở những bệnh nhân suy thận và bệnh nhân dùng đồng thời các thuốc ảnh hưởng đến chức năng thận, như tích tụ sắt do tăng hấp thu sắt.

Acid ascorbic có thể gây acid hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.

Bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase dùng liều cao acid ascorbic (≥ 4 g/ngày) có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao acid ascorbic.

Sử dụng quá mức và kéo dài các chế phẩm chứa acid ascorbic đường uống có thể gây nên sự ăn mòn men răng.

Dùng acid ascorbic có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm glucose trong nước tiểu (dương tính giả khi dùng thuốc thử sulfat đồng hoặc âm tính giả khi dùng phương pháp glucose oxidase). Các chỉ số xét nghiệm (acid uric, creatinin, phosphat vô cơ) có thể bị giảm. Kết quả âm tính giả khi làm thử nghiệm phát hiện máu ẩn trong phân. Các xét nghiệm dựa trên phản ứng màu sắc có thể bị ảnh hưởng.

Uống acid ascorbic liều cao trong thời gian dài có thể gây bệnh cơ tim nguy hiểm ở người có lượng sắt dự trữ cao hoặc người bị nhiễm sắc tố sắt mô.

Có thể gây tan máu ở trẻ sơ sinh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Dùng thận trọng với bệnh nhân có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và rối loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt). Bệnh nhân bị tái phát sỏi thận nhiều lần, chỉ nên dùng các chế phẩm có mức liều dưới 100 - 200 mg/ngày.

Dùng liều cao, kéo dài cho phụ nữ có thai.

Mỗi viên Hasan-C 1000 có chứa 282,9mg ion natri. cần sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có chế độ ăn hạn chế muối (bệnh nhân tăng huyết áp).

Chế phẩm Hasan-C 1000 có chứa tá dược aspartam là chất được chuyển hóa thành phenylalanin, không được dùng ở bệnh nhân bị phenylketon niệu.

Chế phẩm Hasan-C 1000 có chứa tá dược saccharose, những bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp như dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose, thiếu sucrase-isomaltase không nên dùng thuốc này.

Chế phẩm Hasan-C 1000 có chứa màu vàng sunset có thể gây ra các phản ứng dị ứng.

Lái xe và vận hành máy móc

  • Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao hoặc các trường hợp khác.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai

  • Acid ascorbic qua được nhau thai, nồng độ máu trong dây rốn gấp 2-4 lần nồng độ trong máu mẹ. Nêu dùng acid ascorbic theo nhu cầu bình thường hàng ngày thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên, uống những lượng lớn acid ascorbic trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về acid ascorbic và dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh. Tham khảo ý kiến thầy thuốc khi sử dụng chế phẩm Hasan-C 1000 ở phụ nữ mang thai.

Phụ nữ cho con bú

  • Acid ascorbic phân bố trong sữa mẹ. Sữa của người mẹ có chế độ ăn bình thường chứa 40 - 70 microgam acid ascorbic/ml, chưa thấy có vấn đề gì xảỵ ra đối với trẻ sơ sinh. Tham khảo ý kiến thầy thuốc khi sử dụng chế phẩm Hasan-C 1000 ở phụ nữ cho con bú.

Bảo quản

  • Nơi khô, dưới 30°C. Tránh ánh sáng, tránh ẩm.

*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe  giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.


**** Một số sản phẩm trên Website không hiển thị giá chúng tôi chỉ chia sẻ thông tin tham khảo, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sỹ chuyên môn.  Chúng tôi không bán lẻ thuốc trên Online.

Bình luận của bạn
*
*

Đánh giá và nhận xét

0
0 Khách hàng đánh giá &
0 Nhận xét
  • 5
    0
  • 4
    0
  • 3
    0
  • 2
    0
  • 1
    0
Banner Quảng cáo

© Bản quyền thuộc về Nhà Thuốc Hà Nội
Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0909 54 6070

Back to top